Fraud Blocker

Văn hóa tặng quà của người Nhật

Tree trunk development course wide presentation

Văn hóa tặng quà của người Nhật

 

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hóa người Nhật. Người Nhật không chỉ tặng quà trong những dịp đặc biệt. Mà họ còn tặng quà hàng ngày. Tặng quà được xem là một cách thể thiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ xã hội. 

Bên cạnh giá trị sử dụng của quà tặng. Thì quà tặng của người Nhật còn mang tính biểu trưng rất cao. Ví dụ: tặng xôi đậu đỏ biểu trưng cho sự may mắn. Hay tặng đũa, đũa thì luôn có đôi có cặp. Và có thể dùng để gắp những điều tốt đẹp.

Ngoài ý nghĩa món quà thì người Nhật còn rất cầu kì trong việc trang trí món quà đó. Việc chuẩn bị, và trang trí món quà đôi khi còn quan trọng hợn giá trị sử dụng của nó. Bởi 1 món quà được chuẩn bị kĩ càng sẽ
Chính vì thế mà món quà của người Nhật được trang trí rất công phu và có những giá trị biểu trưng rất cao, quà tặng được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu đã được tẩy tịnh gọi là Mizuhiki, và đính kèm theo đó là Noshi. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.


Những kiêng kị trong phong tục tặng quà của người Nhật Bản

Main 1
Có rất nhiều nguyên tắc trong việc tặng quà của người nhật


Trước khi chuẩn bị những món quà tặng, người Nhật luôn chú ý đến những chi tiết liên quan đến món quà mà theo họ sẽ không mang một ý nghĩa xấu cho người nhận, chính vì thế trong nhận thức của mình họ luôn kiêng kỵ những chi tiết này: trước hết, người Nhật không bao giờ tặng nhau những món quà có bộ 4 hoặc 9, với họ hai con số 4 và 9 là hai con số cấm kỵ, bởi trong cách phát âm của người Nhật Bản âm của số 4 đồng âm với chữ “tử”, nghĩa là “chết” và số 9 cũng được coi là số không may mắn vì nó đồng âm với nghĩa của từ “chịu đựng”, “đau khổ”.

Cũng tương tự, những món quà mà người Nhật thường không bao giờ tặng cho nhau có thể kể đến như: chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là “kushi”, “ku” là sự chịu đựng, sự đau khổ, “shi” đồng âm với từ “chết”, “kushi” là cộng cả hai điều bất hạnh này; những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt; quả lê, vì phát âm chữ “lê” trong tiếng Nhật giống như phát âm chữ “không có gì”.
Ngoài ra còn rất nhiều món quà mà theo người Nhật là kiêng kỵ, có thể kể theo các dịp hay các đối tượng được nhận quà như:

– Quà thăm người ốm: khi thăm tặng người ốm, họ thường tặng hoa, nhưng không có nghĩa là loại hoa nào cũng phù hợp, người Nhật tránh mang những loại hoa có mùi mạnh (chỉ tặng hoa có mùi hương và màu sắc dịu nhẹ), hoa màu đỏ (vì có thể khiến cho người ốm liên tưởng đến màu máu, vì vậy họ cũng tránh tặng hoa màu đỏ) và những loại hoa mang những ý niệm không tốt như: hoa anh thảo có liên quan đến “tử” hoặc “khổ”, hoa cúc khiến người ta liên tưởng đến đám tang, hoa trà là loài hoa “rụng cả cuống”, cẩm tú cầu thì phai màu, nhợt nhạt, hoa loa kèn chỉ sử dụng cho đám tang… những loài hoa đó đều không thích hợp để đi thăm người ốm; đặc biệt người Nhật không bao giờ tặng những bông hoa đang trồng trong chậu cho người ốm và họ rất kiêng kỵ điều này, trong cách phát âm của người Nhật hoa trồng trong chậu được đọc là hoa “bén rễ” (nezuku) cũng đồng âm với từ “ngủ mãi”.

Văn hóa ứng xử qua việc tặng quà của người Nhật

Tặng đũa cho người nhật
Tặng đũa mang nhiều ý nghĩa may mắn của người nhật


Trước hết, một trong những quy chuẩn trong ứng xử của người Nhật Bản trong phong tục tặng quà của người Nhật là sự chân thành về tình cảm và tính lịch sự của người và người với nhau. Trong việc tặng quà, người tặng phải luôn đựng món quà trong túi kín và không được để cho người được nhận quà nhìn thấy món quà ngay từ lúc đầu gặp gỡ. Chính vì lẽ đó mà khi tặng quà, người Nhật luôn bọc món quà của mình trong một cái túi một cách lịch sử và cẩn thận, cho dù món quà được gói bằng giấy gói quà và trang trí đẹp đến mấy mà không có bọc hoặc túi bao bên ngoài thì đó cũng được xem như là một việc thất lễ, và với việc bọc món quà trong một cái túi cẩn thận sẽ khiến người nhận có cảm giác rằng người tặng đã có sự quan tâm và có sự chuẩn bị trước khi tặng quà, chứ không phải miễn cưỡng hay ép buộc gì, điều này rất có ý nghĩa trong phong tục tặng quà của người Nhật Bản.

Khi tặng quà, người Nhật thường nói “có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm”, để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. tặng phải trao quà món quà bằng hai tay và đồng thời người nhận cũng phải đón nhận món quà đó cũng bằng hai tay, điều đó thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp cũng như thể hiện thái độ chân thành mà họ dành cho nhau, cũng đừng quá bất ngờ khi người Nhật từ chối đôi lần khi nhận quà, đều đó thể hiện đức tính khiêm nhường, không vồ vập, khi đó hãy niềm nở và có thành ý tặng món quà cho họ.

Trong các mối quan hệ, người Nhật rất coi trọng tôn ti trật tự, vì thế người Nhật không bao giờ tặng cùng một món quà cho những người khác nhau, ví dụ như nếu bạn tặng một chai sake cho một người nhân viên, rồi cũng tặng cho sếp của anh ta một chai rượu như vậy, thì ông ta sẽ thấy như đang bị bạn xúc phạm, khi đã đặt vị trí của ông ta ngang với nhân viên của mình và có cảm giác rằng anh nhân viên kia hoàn toàn không xứng đáng được so sánh như thế.

Người Nhật cho rằng khi đã nhận quà của ai thì cần phải đáp lễ ngay; khi ai đó nhận được món quà xôi đậu đỏ thì người ta không lấy hết mà để lưu lại một ít nơi góc jubako (tức hộp đựng thức ăn) với ý nghĩa là vì xôi đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn nên phải lưu lại cho chủ chứ không lấy hết sự may mắn của người tặng. Người Nhật có ý nghĩ rằng chỉ có ăn mày mới nhận vật của người mà không có vật đáp lễ trở lại, vật đáp lễ gọi là outsuri, và outsuri không nên trao vào buổi chiều. Người được nhận quà cũng tìm cách biếu lại người tặng quà những thứ tương đương, nhưng không nhất thiết phải có hình thức giống hệt nhau. Chẳng hạn, nếu được tặng một dĩa bánh kem, người nhận quà sẽ biếu lại người kia vẫn trên chiếc dĩa cũ ấy, nhưng thay vì một món ăn là một tập giấy bản (hanshi) hoặc cũng có thể là một món ăn nhưng khác loại, có vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như: quà trong dịp hôn ước thì không cần có vật đáp lễ; người Nhật chỉ đáp lễ chúc mừng sinh con sau 7 ngày, đáp lễ đám tang sau 35 ngày, hoặc 49 ngày. Một số trường hợp nếu như không có gì đáp lại thì người được nhận quà gửi lại hai tờ giấy trắng hoặc một hộp diêm tượng trưng cho sự trong sạch và sự biết ơn của người nhận.

Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Nhật Bản. Người Nhật coi trọng cộng đồng và các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được xem một sợi dây, một chất xúc tác để biểu hiện tâm tư, tình cảm, sự trân trọng với mọi người xung quanh mình. Cũng chính vì thế mà người Nhật không bao giờ xem tặng quà là một hành vi hối lộ. Họ cũng không quen tặng các món quà đắt tiền, mà giá trị thật sự của các món quà tặng chính cách thức món quà được chuẩn bị, sự tỉ mỉ, cầu kì trong cung cách chuẩn bị và trang trí món quà, điều này còn được thể hiện trong rất nhiều thành tố văn hóa khác của Nhật Bản như nghệ thuật Origami, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Chabana… Cách thức tặng quà và nhận quà cũng phản ánh rõ nét đức tính khiêm nhường, trọng lễ nghĩa, và sự kính đáo, tinh tế của người Nhật Bản. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Nhật.

Đây chỉ là một vài chia sẻ cần lưu ý khi tặng quà của người Nhật. Nếu doanh nghiệp nào đang có đối tác là người Nhật. Thì hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn một phần nào để tăng sự thân thiết trong mối quan hệ giữa hai bên. Để được tư vấn về quà tặng cho người Nhật Bản một cách chi tiết nhất. Vui lòng liên hệ Đại Đông Giang

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

ĐẠI ĐÔNG GIANG

Rate this post

Trả lời